Sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ
Sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ đều là những giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện cho bản thân và cả gia đình bạn. Tuy nhiên, hiện vẫn có khá nhiều người không thể phân biệt rõ ràng về 2 loại hình bảo hiểm này. Do đó, bài viết sau đây của MSB sẽ giúp bạn so sánh BHXH và BHNT một cách cụ thể và chi tiết.
1. Phân biệt bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ
Để phân biệt rõ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ thì trước tiên bạn cần hiểu đúng về khái niệm của 2 loại hình bảo hiểm phổ biến này.
1.1 Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội quan trọng do Nhà nước Việt Nam tổ chức và thực hiện, nhằm đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động trên cơ sở sử dụng nguồn quỹ BHXH.
Có 2 loại hình bảo hiểm xã hội gồm:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người tham gia bảo hiểm này được các doanh nghiệp đứng ra làm đại diện. Khi tham gia bảo hiểm này, người lao động được doanh nghiệp hỗ trợ phí đóng do Nhà nước quy định. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhiều hơn so với tự nguyện, bao gồm nhiều chế độ như thai sản, ốm đau bệnh tật, hưu trí, tử tuất…
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người tham gia từ 15 tuổi trở lên, không phải là đối tượng của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Việc tham gia bảo hiểm này dựa trên tinh thần tự nguyện. Quyền lợi của người tham gia cũng hạn chế hơn, chỉ nhận được bảo hiểm khi hưu trí, tử tuất.
1.2 Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm do các công ty bảo hiểm nhân thọ phát hành mà cá nhân sẽ tự nguyện tham gia. Người tham gia và công ty bảo hiểm sẽ cùng nhau thỏa thuận các quyền lợi, điều khoản rõ ràng nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro không may về sức khỏe, thân thể hay tính mạng.
Khác với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ chỉ mang hình thức tự nguyện, không bắt buộc. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, người tham gia phải đóng phí bảo hiểm đều đặn, đầy đủ theo hợp đồng đã ký kết. Khi có sự cố bảo hiểm phát sinh, người tham gia sẽ được công ty bảo hiểm chi trả, bồi thường tiền bảo hiểm để sớm vượt qua sự cố, ổn định kinh tế. Ngoài ra, cũng có đa dạng các loại bảo hiểm nhân thọ khác nhau phù hợp theo nhu cầu và khả năng của mỗi người.
Đặc biệt, bảo hiểm nhân thọ còn là cầu nối giúp khách hàng kết nối gần hơn đến các doanh nghiệp thông qua các gói đầu tư. Tùy theo từng hợp đồng bảo hiểm cụ thể, khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất tương ứng để gia tăng giá trị của hợp đồng.
2. So sánh BHXH và BHNT
Về cơ bản, mỗi loại hình bảo hiểm đều phục vụ mỗi loại nhu cầu riêng của người tham gia. Vì thế, bạn nên tìm hiểu chi tiết về cả 2 loại hình bảo hiểm này để đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình tham gia.
Dưới đây là một số khác biệt giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ.
>> Xem các sản phẩm bảo hiểm tại MSB
2.1. Phạm vi bảo hiểm
- Bảo hiểm nhân thọ:
Bảo hiểm nhân thọ không chỉ bảo hiểm cho người tham gia mà còn bảo vệ cả gia đình bạn thông qua tính năng gia tăng quyền lợi bảo vệ. Nhờ đó, khi có rủi ro xảy ra, bạn có thể yên tâm hơn khi mình không phải là gánh nặng của gia đình.
- Bảo hiểm xã hội:
Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm xã hội hẹp hơn so với bảo hiểm nhân thọ, chỉ bảo vệ được cho cá nhân tham gia mà không có tính năng gia tăng quyền lợi bảo vệ.
Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ rộng hơn so với bảo hiểm xã hội, mang đến lợi ích tối ưu hơn cho người tham gia và cả gia đình.
2.2. Thời gian đóng
- Bảo hiểm nhân thọ: Tùy theo thỏa thuận, có thể đóng bảo hiểm nhân thọ kéo dài từ 10 – 20 năm.
- Bảo hiểm xã hội: Người tham gia cần đóng phí tối thiểu 20 năm.
2.3. Mức phí
- Bảo hiểm nhân thọ:
Phí bảo hiểm nhân thọ không cố định mà được thiết kế riêng cho từng khách hàng với nhiều mức phí khác nhau để bạn có thể chọn lựa. Việc đóng phí bảo hiểm nhân thọ cũng rất linh động, có thể điều chỉnh tăng phí và kỳ đóng phí theo nhu cầu và điều kiện kinh tế.
Mức phí bảo hiểm nên đóng vào khoảng từ 10 - 15% so với thu nhập hàng tháng. Mức đóng này không cao, giúp khách hàng có thể dễ dàng tiết kiệm để duy trì đóng bảo hiểm mà vẫn đủ tiền để chi tiêu cho các hoạt động khác, không gây áp lực về tài chính.
Số tiền phí bảo hiểm sẽ quyết định đến quyền lợi mà khách hàng được hưởng. Nếu đóng phí quá thấp, quyền lợi khách hàng sẽ bị giới hạn hơn, số tiền bảo hiểm nhận về theo đó cũng rất thấp, không đủ để chi trả cho các rủi ro. Nếu đóng phí bảo hiểm cao ngoài khả năng tài chính, dù quyền lợi được hưởng nhiều nhưng sẽ rất khó để duy trì lâu dài, khiến cuộc sống trở nên áp lực, khó khăn hơn.
- Bảo hiểm xã hội:
Phí bảo hiểm xã hội bắt buộc do bên doanh nghiệp sử dụng lao động đóng cho đơn vị bảo hiểm. Trong khoản phí này, doanh nghiệp phải trả phần lớn còn một khoản là trích ra từ lương của người được bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc không được đánh giá cao về tính linh hoạt do người tham gia không thể tự quyết định mức đóng cho mình. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia có thể quyết định phí đóng nhưng quyền lợi lại bị bó hẹp, bị ràng buộc bởi pháp luật.
2.4. Tính tích lũy
Bảo hiểm nhân thọ:
- Biết trước số tiền nhận được khi đáo hạn, không bị phụ thuộc vào tuổi hưu trí.
- Còn có thể được chia lãi suất bảo hiểm nhân thọ hay các khoản thưởng.
Bảo hiểm xã hội:
- Đóng tối thiểu 20 năm thì nhận 45% lương hưu.
- Mỗi năm kế tiếp sau đó thì cộng thêm 2%.
Xem thêm: Lý do mua bảo hiểm nhân thọ dù đã có các bảo hiểm khác
2.5. Quyền lợi nằm viện qua đêm
- Bảo hiểm nhân thọ:
Khi nằm viện qua đêm, người tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ được công ty bảo hiểm chi trả tùy theo từng sản phẩm bảo hiểm, giá trị hợp đồng hoặc sản phẩm bổ trợ.
Bảo hiểm nhân thọ chi trả cho khách hàng ngay cả khi nằm viện trái tuyến. Số tiền chi trả được quy định rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm, được công ty bảo hiểm cam kết chi trả theo đúng hợp đồng. Nhờ vậy, khách hàng có thể an tâm để điều trị bệnh mà không cần phải lo lắng về viện phí.
- Bảo hiểm xã hội:
Khi nằm viện qua đến đúng tuyến, bảo hiểm xã hội sẽ hỗ trợ cho người tham gia số tiền bằng 80% ngày lương bình thường. Trường hợp nằm viện trái tuyến, số tiền chi trả lúc này sẽ ít hơn.
>> Xem các gói bảo hiểm online tại đây.
2.6. Bệnh nghiêm trọng và bệnh hiểm nghèo
- Bảo hiểm nhân thọ:
- Khi mắc bệnh nghiêm trọng, hiểm nghèo, bảo hiểm nhân thọ sẽ hỗ trợ một khoản tiền rất lớn, giúp người bệnh có thể an tâm điều trị bệnh, nâng cao cơ hội hồi phục. Số tiền chữa trị lúc này sẽ không còn gánh nặng của gia đình, người thân vì đã được bảo hiểm hỗ trợ chi trả. Các bệnh được bảo hiểm chi trả lên đến gần 111 bệnh hiểm nghèo, được quy định rất rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
- Bảo hiểm xã hội:
- Bảo hiểm xã hội không chịu trách nhiệm chi trả viện phí khi người tham gia bị đau ốm, bệnh tật. Lúc này, bảo hiểm xã hội chỉ trợ cấp cho người tham gia với số tiền bằng 80% lương theo ngày. Nếu phải điều trị bệnh hiểm nghèo, bệnh nghiêm trọng thì chi phí nằm viện sẽ rất cao, khoản tiền hỗ trợ này sẽ không thấm vào đâu.
2.7. Tử vong và thương tật do tai nạn
- Bảo hiểm nhân thọ:
Tùy theo mức độ thương tật để bảo hiểm chi trả cho người bị tai nạn. Trường hợp bị tử vong do tai nạn, bảo hiểm sẽ chi trả số tiền cơ bản thêm khoản đền bù tương ứng theo hợp đồng. Với số tiền này, gia đình có thể sớm vượt qua nỗi đau mất mát, góp phần giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính khi người tử vong chính là trụ cột của gia đình.
- Bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội không chi trả cho người tham gia số tiền lớn như bảo hiểm nhân thọ. Khi bị thương tật do tai nạn, căn cứ vào việc nằm viện trái tuyến hay đúng tuyến để bảo hiểm chi trả cho người bệnh, giúp hỗ trợ một phần nào đó thu nhập khi người bệnh không thể kiếm tiền. Trường hợp tử vong, bảo hiểm xã hội chỉ hỗ trợ tiền tử tuất theo quy định.
Qua đó, việc tham gia loại bảo hiểm nào còn phụ thuộc vào 2 yếu tố sau:
- Nếu hiện tại bạn thuộc đối tượng người lao động tại doanh nghiệp thì việc tham gia bảo hiểm xã hội là bắt buộc. Tuy nhiên, việc tham gia BHXH là chưa đủ. Để được bảo vệ toàn diện trước các rủi ro, bạn có thể tham gia thêm một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phù hợp.
- Nếu bạn thuộc đối tượng lao động tự do, thì không bắt buộc phải tham gia BHXH. Bạn có thể đóng bảo hiểm nhân thọ thay bảo hiểm xã hội.
Danh mục