Quy tắc 6 chiếc lọ: Bí quyết quản lý tài chính thông minh
Quy tắc 6 chiếc lọ: Bí quyết quản lý tài chính thông minh
Quản lý tài chính như thế nào để chi tiêu hợp lý không bị thâm hụt mà vẫn có tài sản tích lũy là vấn đề nhiều người nhất là những người trẻ đang quan tâm hiện nay. Trong bài viết dưới đây, MSB sẽ chia sẻ đến bạn đọc bí quyết quản lý tài chính thông minh thông qua quy tắc 6 chiếc lọ. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé.
1. Quy tắc 6 chiếc lọ là gì? Nguồn gốc và mục tiêu của phương pháp này
Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là một trong những phương pháp quản lý chi tiêu bằng cách chia nhỏ thu nhập hàng tháng thành 6 phần và đựng vào 6 chiếc lọ với những mục đích sử dụng khác nhau.
Những mục đích chi tiêu chính của các lọ bao gồm: các khoản chi tiêu cần thiết, tiết kiệm dài hạn, giáo dục, hưởng thụ, quỹ từ thiện và tự do tài chính. Tỷ lệ tiền được chia vào mỗi lọ là khác nhau và dựa trên thu nhập thực tế.
Nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính này được T. Harv Eker đề xuất trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind”. Ông cũng là tác giả của những cuốn sách đình đám trong giới tài chính như “Làm giàu nhanh”, “bí mật tư duy triệu phú” và cũng là người sáng lập ra công ty Peak Potential Trainning - chuyên đào tạo các khóa học làm giàu, các giải pháp liên quan đến tài chính.
Kể từ khi quy tắc tài chính này ra đời đã trở thành trào lưu và được nhiều người trên thế giới áp dụng và đạt được những hiệu quả ấn tượng trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, biết sử dụng dòng tiền hợp lý, đúng mục đích.
2. Ý nghĩa của 6 chiếc lọ và tỷ lệ phân bổ thu nhập
Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính xét về nguyên tắc là đưa ra những tỷ lệ chi tiêu hợp lý cho những mục đích tài chính khác nhau. Dưới đây là ý nghĩa cụ thể của 6 chiếc lọ cũng như tỷ lệ phân bổ tài chính bạn có thể tham khảo:
2.1 Lọ nhu cầu thiết yếu (NEC)
Lọ nhu cầu thiết yếu chiếm 55% tổng thu nhập, dùng trong chi tiêu hàng ngày
Trong 6 chiếc lọ tài chính, lọ nhu cầu thiết yếu sẽ chiếm 55% thu nhập hàng tháng của bạn. Số tiền này sẽ dùng vào các mục đích tiêu dùng cần thiết hàng ngày nhằm duy trì các hoạt động sống cơ bản như chi phí sinh hoạt, tiền ăn uống hàng ngày, xăng xe, tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước…
Tỉ lệ 55% trong quỹ NEC được tính toán dựa trên nhu cầu sống cần thiết của mỗi cá nhân. Mặc dù mỗi cá nhân sẽ có một thói quen sinh hoạt khác nhau nhưng với định mức tỷ lệ này thì mỗi người sẽ có những điều chỉnh sao cho hợp lý nhất với thu nhập cũng như cách sinh hoạt của mình.
2.2 Lọ tiết kiệm dài hạn (LTS)
Lọ tiết kiệm dài hạn chiếm 10% thu nhập dùng để thực hiện những mục tiêu lớn
Để quản lý tài chính cá nhân tốt, nhanh chóng đạt đến mức tự do tài chính thì bạn cần xây dựng cho mình một quỹ tiết kiệm dài hạn. Khi thực hiện nguyên tắc 6 chiếc lọ, lọ đựng quỹ tiền tiết kiệm dài hạn sẽ chiếm khoảng 10% thu nhập mỗi tháng. Khi đã có một khoản tiết kiệm nhỏ sẽ giúp chúng ta cảm thấy yên tâm hơn.
Chiếc lọ quỹ tiền LTSS này không chỉ giúp bạn ứng phó được ngay với những khó khăn bất ngờ ập đến mà còn là tiền đề để giúp bạn thực hiện những mục tiêu lớn hơn như mua nhà, mua xe hay sinh con….
2.3 Lọ tự do tài chính (FFA)
Lọ đựng quỹ tự do tài chính chiếm 10% tổng thu nhập hàng tháng
Chiếc lọ chứa quỹ tự do tài chính với 10% thu nhập hàng tháng được cất vào đó cũng được nhiều người quan tâm. Bởi FFA có nhiệm vụ giúp bạn gia tăng thêm thu nhập tự động để nhanh chóng đạt đến sự tự do về tài chính.
Có nhiều hình thức để đầu tư vào FFA như gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư chứng khoán, mua vàng, mua cổ phiếu… Với những lợi nhuận thu được thông qua việc đầu tư thì bạn sẽ có thêm một khoản tiền để sử dụng trong những trường hợp cấp thiết mà không làm ảnh hưởng đến trật tự của dòng tiền.
Với 10% thu nhập hàng tháng bạn có thể chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng MSB. Hiện nay, ngân hàng MSB đang là một trong số ít những ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao lên đến 6% khi khách gửi tiền tiết kiệm từ 1-36 tháng. Ưu đãi là này giúp tăng thêm thu nhập thụ động cho khách hàng.
2.4 Lọ giáo dục (EDU)
Không ngừng học tập để nâng cao giá trị bản thân bằng 10% thu nhập hàng tháng
Chiếc lọ chứa quỹ giáo dục EDU chiếm khoảng 10% thu nhập hàng tháng. Chiếc lọ này vô cùng cần thiết nhưng lại bị nhiều người nhất là các bạn trẻ hiện nay bỏ qua. Bởi họ nghĩ rằng kỹ năng và kiến thức mình đang có đã đủ đáp ứng cho các yêu cầu liên quan đến công việc và cuộc sống của mình rồi.
Nhưng trên thực tế, đầu tư nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân không bao giờ là thừa. Những người thành công là những người luôn luôn có chí cầu tiến, không ngừng học hỏi, trau dồi và tiếp thu kiến thức mới. Chính vì vậy, bạn hãy nhớ sử dụng khoản tiền này hiệu quả để nâng cao giá trị bản thân mình nhé. Bạn có thể học thêm ngoại ngữ, học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, học kỹ năng quản lý…
2.5 Lọ hưởng thụ (PLY)
Luôn cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi bằng lọ hưởng thụ với 5% thu nhập hàng tháng
Hưởng thụ và giải trí là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Vì vậy hàng tháng bạn hãy trích ra khoảng 10% thu nhập của mình để cất vào lọ PLY. Số tiền này sẽ được sử dụng cho việc chi tiêu mua sắm những món đồ mình thích, ăn món mình khoái hay đi du lịch, trải nghiệm ở những vùng đất mới…
Quỹ hưởng thụ sẽ trở thành động lực để giúp bạn làm việc chăm chỉ hơn mỗi ngày. Bởi khi được làm những thứ mình thích sẽ khiến tinh thần trở nên thoải mái, làm việc năng suất hơn. Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng quỹ PLY này cần được tiêu dùng liên tục để tránh mất cân bằng trong cuộc sống. Hay hiểu đơn giản là làm việc phải đi song song với nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.
2.6 Lọ từ thiện (GIV)
Chiếc lọ từ thiện giúp bạn có thể hỗ trợ người khác bất cứ lúc nào họ cần
Trong cuộc sống hàng ngày, không ít lần bạn gặp phải tình huống mà người khác cần mình giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Trong những trường hợp như thế này, để hỗ trợ được người thân, bạn bè của mình mà không làm ảnh hưởng đến dòng tiền thì bạn nên có quỹ GIV.
Trong nguyên tắc 6 chiếc lọ thì chiếc lọ này có tên gọi là lọ từ thiện. Hàng tháng bạn sẽ trích ra khoảng 5% thu nhập để bỏ vào đó. Chiếc lọ này không mang lại doanh thu trực tiếp cho chúng ta nhưng đó là nơi để chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn, vun đắp lòng trắc ẩn và tạo dựng giá trị cá nhân.
Một số người đang bỏ qua chiếc lọ thứ 6 chứa 5% thu nhập mang tên GIVE - quỹ Từ thiện. Không nhất thiết bạn sẽ quyên góp số tiền này cho các quỹ từ thiện. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng số tiền này để giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc các hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng. Khoản này sẽ không đem lại doanh thu trực tiếp nhưng sẽ nuôi dưỡng tâm hồn và tạo dựng giá trị cá nhân cho bạn.
3. Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ trong thực tế
Để áp dụng được quy tắc 6 chiếc lọ trong thực tế đạt hiệu quả cao thì bạn cần xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiêu phù hợp và thực hiện nó một cách nghiêm ngặt. Bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ để giúp theo dõi và quản lý chi tiêu của mình như sổ ghi chép hàng ngày, ứng dụng quản lý tài chính… Ngoài ra, bạn cũng lên mở cho mình một tài khoản ngân hàng để tích lũy.
Kiên trì, nhất quán thì mới có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ thành công
Mỗi khi có một khoản thu nhập nào đó dù nhiều hay ít thì bạn cũng nên chia ngay vào 6 chiếc lọ theo những tỷ lệ có sẵn. Và dùng số tiền đó vào những công việc cụ thể. Tuyệt đối không vay mượn hay chuyển tiền từ lọ này sang lọ khác. Riêng đối với lọ hưởng tụ, bạn nên sử dụng hết mỗi tháng để cân bằng cuộc sống của mình.
Để áp dụng thành công quy tắc 6 chiếc lọ đòi hỏi mỗi người phải có tính kiên trì, nhất quán trong tư tưởng. Đặc biệt, bạn cần cân đối chi tiêu sao cho phù hợp với thu nhập cũng như cuộc sống của mình. Nhưng dù sao vẫn phải đảm bảo chi phí cơ bản để đáp ứng tối đa nhu cầu sống của bản thân và gia đình.
4. Lợi ích của quy tắc 6 chiếc lọ
Áp dụng quy tắc 6 hũ tài chính cá nhân sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích như:
Phân bổ nguồn tài chính hợp lý: Quy tắc 6 lọ tài chính giúp bạn phân bổ nguồn tài chính hợp lý vào các mục đích cơ bản khác nhau. Bạn sẽ không chi tiêu quá nhiều vào một mục đích mà bỏ quên những mục đích quan trọng khác.
Có nguồn dự phòng, tích lũy: nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính giúp bạn có một khoản tiền dự phòng, tích lũy để dùng được ngay trong những trường hợp khẩn cấp mà không làm ảnh hưởng đến dòng tiền.
Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống của mỗi người
Mang đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: trong 6 chiếc lọ tài chính có một lọ hưởng thụ dành riêng cho các hoạt động giải trí như du lịch, mua sắm, dã ngoại… Những hoạt động này là cơ hội để bạn xả stress, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp cho tinh thần minh mẫn và làm việc hiệu quả hơn.
Nâng cao giá trị bản thân: chiếc lọ giáo dục trong quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là cơ hội để bạn đầu tư kiến thức, kỹ năng và cập nhật những giá trị mới cho bản thân. Từ đó giúp cho công việc trở nên thuận tiện, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Đóng góp cho xã hội: Khi bạn thực hiện quy tắc tài chính 6 chiếc lọ, bạn sẽ có một khoản đóng góp cho cộng đồng, xã hội khi cần thiết. Hành động tốt đẹp này sẽ giúp bạn luôn cảm thấy hạnh phúc, tự hào về bản thân, từ đó có nhiều năng lượng hơn để làm việc.
Tránh được những chi tiêu không cần thiết: Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về điều kiện tài chính của mình. Từ đó xây dựng được kế hoạch chi tiêu hợp lý, đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai, hạn chế nợ xấu, cải thiện chất lượng cuộc sống
5. Những lưu ý khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ
Sự ra đời của quy tắc 6 chiếc lọ tài chính đã thức tỉnh nhiều cá nhân. Nó không chỉ giúp bạn có cách chi tiêu hợp lý mà còn có thể làm giàu và trở thành công thức quản lý tài chính “thần thánh”. Để áp dụng thành công quy tắc này bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Tuân thủ các nguyên tắc kỷ luật đặt ra: Khi thực hiện quy tắc 6 chiếc lọ, chắc chắn bạn phải tuân thủ theo những kỷ luật mà quy tắc này đặt ra thì mới thành công như: không dùng tiền trong lọ này để thực hiện nhiệm vụ của lọ khác, không dồn tiền, không mượn tiền… Để làm được những điều này bạn cần xây dựng cho mình một kế hoạch tài chính toàn diện.
Xây dựng thói quen quản lý tài chính: Khi áp dụng quy tắc 6 lọ tài chính thì bạn cần tạo thói quen trích tiền vào các lọ từ thu nhập hàng tháng. Thực hiện được thói quen này giúp bạn quản lý được nguồn tiền và tránh được tình trạng thất thoát.
Sử dụng nguồn tiền hợp lý: Bạn cần lên kế hoạch sử dụng nguồn tiền hợp lý. Chỉ nên chi tiêu trong 55% thu nhập. Trước khi chi tiêu bạn cần suy nghĩ xem cái gì cần thiết nên mua, cái gì không cần thiết.
Tạo ra thu nhập tự động từ đầu tư: Ở chiếc lọ chứa quỹ đầu tư, bạn cần làm cho chúng sinh lời mỗi tháng. Việc làm này vừa giúp tăng thu nhập cho bản thân lại giúp bạn dần ổn định tài chính cho bản thân. Bạn có thể mua vàng, đầu tư kinh doanh nhỏ, mua cổ phiếu, mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng trong đó có ngân hàng MSB.
Khi mở tài khoản tại ngân hàng MSB khách hàng được hưởng nhiều lợi ích như: được đảm bảo an toàn tối đa; Được chuyển nhượng, cầm cố… sổ tiết kiệm để vay vốn tại MSB với lãi suất ưu đãi hoặc yêu cầu MSB phong tỏa tài khoản Tiết kiệm Ong vàng và xác nhận số dư để vay vốn tại các ngân hàng khác; được hưởng lãi suất cao nhất lên đến 5,1%;... Nếu bạn gửi tiết kiệm càng nhiều thì số tiền lãi thu về càng lớn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về quy tắc quản lý tài chính 6 chiếc lọ đang rất thông dụng hiện nay. MSB hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu và thực hiện quy tắc tài chính này một cách thông minh và phù hợp nhất.