Kakeibo và những bí quyết tiết kiệm tiền của người Nhật
Kakeibo và những bí quyết tiết kiệm tiền của người Nhật
Cách quản lý tài chính của người Nhật được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam bởi chúng rất hiệu quả và có tính ứng dụng cao. Trong đó có hai phương pháp nổi tiếng được nhắc đến nhiều là phương pháp Kakeibo và Konmari. Cùng MSB tìm hiểu chi tiết những cách tiết kiệm tiền của người Nhật thông qua hai phương pháp này trong bài viết dưới đây.
Học cách tiết kiệm của người Nhật để giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu tài chính của bản thân
1.Phương pháp Kakeibo
Phương pháp Kekeibo là một trong những cách quản lý chi tiêu rất khoa học của Nhật. Bằng quy tắc tính toán đơn giản, không mất quá nhiều thời gian mỗi ngày nhưng sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất.
1.1 Khái niệm
Phương pháp tiết kiệm của người Nhật Kakeibo
Phương pháp Kakeibo (kah-keh-boh) hay còn được gọi là sổ chi tiêu tài chính. Nó là một trong những phương pháp quản lý tài chính truyền thống của người dân xứ sở Hoa Anh Đào. Bằng phương pháp này, người dùng có thể viết ra những kế hoạch cần chi tiêu cho bản thân và gia đình và ngẫm nghĩ về những khoản chi tiêu đó để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất và cũng giúp bạn theo dõi quản lý chi tiêu hiệu quả nhất.
1.2 Nguồn gốc
Phương pháp quản lý tài chính Kakeibo xuất phát từ nước Nhật vào năm 1904 mà tác giả của nó là nữ nhà báo Hani Motoko. Kakeibo dịch ra từ tiếng Nhật có nghĩa là quyển sổ gia đình. Khi chia sẻ phương pháp này, tác giả mong muốn giúp phụ nữ Nhật Bản cũng như chị em phụ nữ trên thế giới biết các quản lý chi tiêu để trang trải cho cuộc sống, kiểm soát được tình hình tài chính của gia đình luôn trong ngưỡng cân bằng.
Kể từ khi ra đời đến nay, phương pháp Kakeibo nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của người dân Nhật cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hiện nay, phương pháp quản lý tài chính này đang được áp dụng rất rộng rãi trong bối cảnh kinh tế chững lại. Theo thống kê, khi áp dụng phương pháp Kakeibo này, nhiều người có thể tiết kiệm được đến 35% nguồn thu nhập của mình hàng tháng.
1.3 7 bước thực hiện chi tiết
Phương pháp Kakeibo thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng
Để bắt tay vào thực hiện phương pháp Kakeibo thì trước hết bạn cần phải có được câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây:
- Số tiền bạn đang có là bao nhiêu?
- Bạn cần chi bao nhiêu tiền?
- Số tiền bạn muốn tiết kiệm là bao nhiêu?
- Bạn đang cần làm thế nào để cải thiện tình trạng này?
Sau khi đã trả lời được những câu hỏi trên thì bạn hãy áp dụng 7 bước dưới đây để có thể thực hiện thành công phương pháp Kakeibo:
Bước 1: Bạn hãy chuẩn bị cho mình cuốn sổ tay hoặc ghi chú lại trên điện thoại để tiến hành các ghi chép chi tiêu.
Bước 2: Ghi lại toàn bộ các khoản thu được như tiền lương hàng tháng, thưởng, tiền kiếm được từ việc làm thêm… vào cuốn sổ đã được chuẩn bị.
Bước 3: Ghi lại chi tiết các khoản chi tiền trong tháng như tiền ăn, tiền sinh hoạt hàng tháng, tiền điện, tiền nước, tiền học…
Bước 4: Cất riêng số tiền bạn muốn tiết kiệm.
Bước 5: Trong khi ghi chép các khoản chi tiêu, bạn hãy phân loại các danh mục chi tiêu cụ thể để xác định những khoản nào là cần thiết, khoản nào cần cắt giảm.
Bước 6: Bạn cần kiên định xây dựng mục tiêu quản lý tài chính hàng tháng, chú ý vào những khoản chi phí có thể cân nhắc cắt giảm như phí du lịch, vui chơi, ăn uống… để luôn bảo toàn khoản chi trong kế hoạch ban đầu.
Bước 7: Xem xét lại tình hình chi tiêu của tháng. Nếu bạn thấy xuất hiện sự chênh lệch giữa những khoản tiền đã chi bạn nên đánh dấu lại để chú ý hơn về việc chi tiêu trong tháng sau.
1.4 Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm của phương pháp Kakeibo
Ưu điểm của phương pháp Kakeibo
Phương pháp quản lý tài chính Kakeibo sở dĩ được nhiều người áp dụng bởi nó mang nhiều ưu điểm vượt trội không thể phủ nhận. Có thể kể đến như:
- Nâng cao nhận thức về quản lý tài chính: Khi bạn có thói quen chi chép chi tiết từng khoản chi tiêu và thu nhập hàng tháng sẽ giúp bạn biết rõ được dòng tiền. Từ đó sẽ giúp bạn có thể biết được khoản nào nên chi tiền, khoản nào nên cắt đi để đảm bảo nguồn tiền luôn trong trạng thái cân bằng.
- Tạo thói quen tiết kiệm: phương pháp tiết kiệm Kakeibo giúp bạn có một khoản tiền cố định hàng tháng cất đi tiết kiệm. Đó là nền tảng cơ sở cho việc bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính.
- Cắt giảm đi những khoản chi không cần thiết để tránh lãng phí.
- Khuyến khích các thành viên trong gia đình cùng tham gia vào vấn đề quản lý tài chính để xây dựng trách nhiệm chung về kinh tế gia đình.
- Thoải mái lên các kế hoạch cho cá nhân: áp dụng thành thạo phương pháp Kakeibo sẽ giúp bạn tự lên được kế hoạch chi tiêu phù hợp cho bản thân và gia đình và dễ dàng thay đổi, điều chỉnh các kế hoạch đó cho phù hợp nhất.
- Dễ thực hiện: cách tiết kiệm tiền của người Nhật bằng phương pháp Kakeibo rất đơn giản. Bản chỉ cần một cây bút và một cuốn sổ hoặc chiếc điện thoại thông minh là có thể làm được. Ngoài ra, nó cũng không yêu cầu những kỹ năng phức tạp bởi nó không cần dùng đến các phần mềm hay các ứng dụng hiện đại.
Nhược điểm của phương pháp Kakeibo
Mặc dù phương pháp quản lý tài chính cá nhân Kakeibo đơn giản, hiệu quả nhưng hạn chế duy nhất của nó là giới hạn đối tượng áp dụng. Trên thực tế, phương pháp này chỉ phù hợp với những ai có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, muốn kiểm soát chặt chẽ thói quen chi tiêu của mình, có tính kiên trì và kỷ luật cao, muốn duy trì thói quen tốt cũng như nhanh chóng hoàn thành mục tiêu tiết kiệm tài chính lâu dài.
1.5 Ứng dụng công nghệ
Phương pháp Kakeibo thực hiện rất đơn giản, không cần đến những ứng dụng cầu kỳ hoặc các bảng excel với các hàm phức tạp. Bạn chỉ cần một chiếc bút và quyển sổ đơn giản là có thể ghi chép cụ thể và có nhiều thời gian để ngẫm nghĩ và có kế hoạch thay đổi nhằm kiểm soát tình hình chi tiêu của bản thân.
2.Phương pháp Konmari
Trong các cách tiết kiệm tiền của người Nhật thì chắc chắn không thể không có sự xuất hiện của phương pháp Konmari. Đây là phương pháp dọn dẹp và sắp xếp nhà ở đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, được nhiều người trên thế giới áp dụng. Việc dọn dẹp nhà cửa theo phương pháp này sẽ khiến bạn cảm thấy đó không phải là cơn ác mộng nữa.
2.1 Liên hệ giữa dọn dẹp và tiết kiệm
Phương pháp Konmari cũng là một trong những cách tiết kiệm hiệu quả mà nhiều người trên thế giới đang áp dụng
Bản chất của phương pháp Konmari chính là thiết lập mối quan hệ giữa việc dọn dẹp và tiết kiệm được sáng tạo bởi một nhà tư vấn tổ chức người Nhật có tên là Marie Kondo.
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là chỉ giữ lại những vật dụng mang đến cho mình niềm vui, bỏ hết những thứ khiến mình cảm thấy phiền não. Đó là một trong những cách tiết kiệm không gian sống, tiết kiệm tài chính và thời gian cho việc bảo dưỡng, sửa chữa đồ đạc.
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này tại Việt Nam bằng cách dọn dẹp, phân loại, giữ lại những món đồ đạc cần thiết. Đối với những món đồ ít dùng hoặc không dùng đến thì có thể bán, cho hoặc tặng những người đang có nhu cầu. Bạn cũng có thể tận dụng, sửa chữa những món đồ cũ để tái sử dụng, không phải bỏ quá nhiều tiền để mua món đồ mới tương tự.
2.2 Các bước thực hiện
Để thực hiện thành công phương pháp tiết kiệm tiền của người Nhật Konmari, bạn cần lưu ý thực hiện theo hướng dẫn cụ thể dưới đây:
Dọn dẹp đồ đạc theo thứ tự
Sắp xếp đồ đạc theo phong cách Konmari hướng đến việc vứt bỏ những món đồ cũ không dùng đến
Nắm được quy tắc dọn dẹp nhà cửa theo thứ tự sẽ giúp những người bận rộn, ít thời gian không cảm thấy chóng ngợp trước công việc này. Tác giả Marie Kondo đã gợi ý đến các bạn thứ tự tối ưu nhất trong việc sắp xếp lại đồ đạc trong nhà như sau:
- Quần áo.
- Tập sách.
- Tài liệu.
- Đồ linh tinh khác.
- Đồ vật kỉ niệm.
Việc dọn dẹp nhà cửa này sẽ thực hiện theo thứ tự từ dễ đến khó, giúp cho bạn bắt đầu từ những việc đơn giản, dễ làm nhất nhằm khơi gợi hứng khởi từ những công việc đầu tiên. Thu dọn nhà cửa theo thứ tự này sẽ khiến giải quyết được tình trạng mệt mỏi khi chứng kiến sự lộn xộn của các món đồ trong nhà.
Ngoài ra, thực hiện sắp xếp đồ đạc trong nhà theo thứ tự này còn giúp rèn luyện được khả năng lựa chọn và sắp xếp các món đồ đạc trong nhà sao cho phù hợp và tiện dụng nhất. Bạn cũng đừng bao giờ quên mất mục tiêu khi sắp xếp nhà cửa theo phương pháp này là tối ưu hóa không gian sống, chỉ giữ lại những vật dụng thực sự cần thiết. Bỏ đi những vật dụng mang đến phiền não cho mình.
Dọn dẹp theo danh mục đồ đạc
Phương pháp Konmari hướng dẫn sắp xếp và phân loại đồ đạc theo danh mục chính
Sau khi đã sắp xếp đồ đạc theo thứ tự thì bạn hãy bắt đầu phân loại chúng vào từng danh mục và tối ưu chúng. Khi làm được như vậy bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được số lượng đồ vật trong nhà bạn đang có, không bỏ sót bất cứ đồ dùng nào. Sau đó đi đến phân tích và đánh giá nhu cầu sử dụng thực tế để đi đến quyết định giữ lại hay vứt bỏ. Nếu dọn nhà theo phương pháp truyền thống thì chẳng mấy chốc ngôi nhà của bạn lại bề bộn như cũ.
Cất gọn đồ đạc đã được phân loại
Sau khi đã lựa chọn và giữ lại những món đồ dùng phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình và phân loại chúng rõ ràng thì bạn hãy tiến hàng sắp xếp chúng sao cho thật khoa học, thuận tiện khi sử dụng. Tránh tình trạng để một chỗ rồi lại tìm chỗ khác hoặc bới tung chúng lên sẽ khiến cho thời gian bỏ ra dọn nhà của bạn trở nên lãng phí.
Sau cùng là vứt đi những món đồ không cần thiết
Hãy thẳng tay bỏ đi những món đồ không cần thiết, không sử dụng đến. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tiếc khi mình bỏ ra một khoản tiền để mua chúng. Nhưng mua về mà không dùng đến vừa chiếm nhiều không gian trong nhà lại khiến nhà của trở nên bề bộn hơn.
Bạn chỉ nên giữ lại những món đồ vật thật sự cần thiết, hạn chế những đồ đạc linh tinh để tối ưu hóa không gian sống, mang đến cảm giác thoáng đãng, trong lành, giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng sống.
2.3 Ứng dụng vào việc giảm chi tiêu
Bạn có thể áp dụng phương pháp tiết kiệm tiền của người Nhật Konmari vào ứng dụng chi tiêu trong thực tế như:
- Hãy cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng món đồ cần mua. Trước khi mua hãy tự trả lời được những câu hỏi như: món đồ này dùng vào mục đích gì? Tần suất sử dụng là bao nhiêu? Nó có thật sự cần thiết hay không… Tránh mua tràn lan vừa lãng phí tiền bạc lại không sử dụng đến sẽ chật nhà.
- Tận dụng lại những món đồ cũ để sửa chữa và tái sử dụng thay vì phải bò khoản tiền lớn để mua những món đồ tương đương.
- Nếu không dùng đến bạn có thể thanh lý hoặc bán rẻ cho những ai đang có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm đó để thu lại được phần nào tiền vốn.
- Nên sử dụng hộp giấy để cất giữ đồ đạc thay vì dùng tủ. Bạn vừa không phải chi số tiền quá nhiều để mua tủ cũng như không phải mất quá nhiều thời gian để sắp xếp lại đồ dùng bên trong tủ mà vẫn tối ưu được không gian sống.
3. Các thói quen sinh hoạt của người Nhật
Nhắc đến người Nhật là nhắc đến những thói quen sinh hoạt, tiết kiệm, kiểm soát tài chính khiến chúng ta phải nể phục. Dưới đây là những thói quen giúp người Nhật dễ đang thực hiện được mục tiêu tiết kiệm và kiểm soát tài chính bạn đọc nên tham khảo:
3.1 Ăn uống
(https://techcombank.com/thong-tin/blog/cach-tiet-kiem-tien-cua-nguoi-nhat#11-7-buoc-thuc-hien-kakeibo-de-tiet-kiem-tien-hieu-qua)
Trong ăn uống, người Nhật cũng có sự tính toán và chi tiêu rất hợp lý. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cách tiết kiệm chi phí trong ăn uống của người Nhật dưới đây nhé.
- Tự đi chợ và nấu ăn tại nhà: Để có thể quản lý tài chính tốt nhất, có thể hoàn thành được nhiệm vụ tiết kiệm tiền thì bạn hãy tự đi chợ, nấu ăn thay vì đi ăn cơm ngoài hàng nhé. Làm như vậy có thể bạn sẽ tiết kiệm được khoảng từ 30.000đ đến 50.000đ/ bữa ăn đấy.
- Giới hạn tiền ăn nhà hàng: Bạn cũng không thể mãi nấu cơm ở nhà. Việc ăn uống bên ngoài là điều không tránh được. Nhưng để tiết kiệm tiền bạn hãy để ra một khoản nhất định hàng tháng cho khoản chi này. Và khi thực hiện thì không được vượt quá ngân sách và thâm vào các khoản chi phí khác.
- Mua những thứ thật sự cần thiết: Bạn nên lên thực đơn chi tiết cho từng ngày và chỉ đi chợ theo thực đơn đó, tránh mua quá nhiều đồ ăn cùng một lúc. Bởi bạn mua nhiều chắc chắn sẽ không dùng hết dẫn đến thừa thãi hoặc hư hỏng phải bỏ đi rất lãng phí.
- Nguồn bán hàng giá rẻ nhưng an toàn: Bạn cũng có thể tiết kiệm tài chính liên quan đến ăn uống bằng cách tìm những nguồn hàng giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Một gợi ý cho bạn là nên mua sắm vào cuối ngày hoặc cuối tuần tại các siêu thị để được hưởng nhiều chương trình ưu đãi và nhận quà tặng kèm.
3.2 Mua sắm
Tạo thói quen mua sắm tốt giống như người Nhật cũng là cách giúp bạn dễ dàng quản lý nguồn tiền, dòng tiền của mình. Bởi các món đồ nhu yếu phẩm hàng ngày để phục vụ cho nhu cầu cá nhân cũng sẽ tốn của bạn một khoản tiền không nhỏ hàng tháng. Vậy bạn có thể áp dụng những mẹo dưới đây:
- Tái sử dụng đồ dùng cũ: Thay vì dùng những sản phẩm dùng 1 lần và bỏ đi thì bạn hãy học cách tái sử dụng đồ cũ như túi vải, hộp thủy tinh, lọ thủy tinh hoặc các sản phẩm đa chức năng để vừa tiết kiệm chi phí lại bảo vệ môi trường.
- Lên danh sách những món đồ cần mua: Trước khi mua sắm cần liệt kê những vật dụng cần thiết phải mua, tránh mua tràn lan về lại không dùng đến.
- Không mua ồ ạt khi gặp dịp sale: Bạn nên học tập người Nhật không vị tác động bởi những đợt Sale. Họ không vì giá rẻ mà mua những vật dụng họ không dùng đến. Bởi nếu mua về cũng không dùng thì rẻ cũng hóa đắt.
- Cân nhắc kỹ lưỡng sản phẩm định mua: Cách tiết kiệm tiền của người Nhật khi mua sắm là họ sẽ cân nhắc, đắn đo kỹ lưỡng về sản phẩm họ đang cần mua dựa trên nhu cầu sử dụng, các tính năng cần thiết cũng như khả năng tài chính của bản thân.
3.3 Đi lại
Có lẽ bạn không còn xa lạ gì với hình ảnh những người Nhật bản hối hả đi bộ, đi xe đạp trên các con đường ngắn hoặc sử dụng tàu điện ngầm, xe công cộng cho những quãng đường phải di chuyển xa. Đây là một trong những cách vừa tiết kiệm chi phí lại rất tốt cho sức khỏe.
Tại Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách tiết kiệm tiền của người Nhật này bằng cách sử dụng các phương tiện công cộng như tàu điện Cát Linh Hà Đông, xe Bus… để có thể di chuyển thuận lợi và tiết kiệm trong các quận huyện của Hà Nội thay bằng đi xe ôm công nghệ. Hoặc nếu cần đi tỉnh xa thì nên chọn xe khách.
3.4 Tiết kiệm năng lượng
Điện và nước là những nhu cầu không thể thiếu hàng ngày. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ nếu biết cách sử dụng tiết kiệm. Bạn có thể học tập theo một số cách tiết kiệm điện nước mỗi tháng của người Nhật dưới đây nhé:
Tiết kiệm nước
Tiết kiệm nước sử dụng hàng ngày cũng là một cách giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt
- Xả lượng nước vừa đủ ra bồn hoặc chậu rửa: Hãy xả nước ra bồn ra chậu để rửa thay và rửa trực tiếp dưới vòi nước và chỉ xả lượng nước đủ để rửa. Làm như vậy bạn có thể tiết kiệm được ít nhất là 50l nước/ ngày.
- Tái sử dụng lại nước: Bạn có thể tận dụng nguồn nước còn dư vẫn sạch của những lần sử dụng trước để tẩy rửa vật dụng, tưới cây, tránh phải lãng phí nguồn nước sạch.
- Hạn chế xả rác vào bệt vệ sinh: Bởi khi bạn cho giấy vệ sinh, tàn thuốc lá… vào bệt vệ sinh sẽ khiến bạn phải tốn một lượng nước khá nhiều để xả trôi chúng. Đừng biến chiếc bệt vệ sinh nhà bạn thành nơi tôn tốn nước sạch.
- Trồng cây có khả năng giữ nước: Nếu bạn muốn trồng cây xanh để trang trí nhà cửa thì hãy lựa chọn những loại cây có khả năng giữ nước tốt. Đây cũng là cách giúp bạn hạn chế được lượng nước đáng kể đấy.
Cách tiết kiệm tiền điện
Tận dụng năng lượng tự nhiên để tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng
- Đóng kín cửa phòng khi dùng máy lạnh: Khi sử dụng điều hòa hãy đóng kín cửa phòng để tránh hơi lạnh bị thoát ra ngoài, tránh máy phải vận hành liên tục và tiêu hao nguồn điện lớn.
- Vệ sinh sạch sẽ thiết bị điện: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các thiết bị điện như quạt, điều hòa…để giúp chúng hoạt động ổn định, không tiêu tốn quá nhiều điện năng khi vận hành.
- Tận dụng tối đa ánh sáng và gió: Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được một khoản tiền điện hàng tháng nhờ vào việc tận dụng tối đa ánh sáng và gió từ thiên nhiên bằng cách mở tối đa cửa sổ trong nhà. Bằng cách này sức khỏe của bạn cũng sẽ được cải thiện hơn.
- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện: Bạn nên thay thế những chiếc đèn sợi đốt trong nhà bằng đèn LED để tiết kiệm đến 75% điện năng tiêu thụ mà tuổi thọ lại cao hơn từ 3-5 lần. Khả năng chiếu sáng của đèn LED cũng tương tự như đèn sợi đốt.
- Rút phích cắm các thiết bị điện khi không sử dụng đến: Bạn có biết các thiết bị điện khi không sử dụng mà vẫn cắm điện vẫn sẽ tiêu tốn một lượng điện nhất định? Vì vậy, hãy rút hết ổ cắm của các thiết bị điện ra khỏi ổ điện khi không dùng đến để tiết kiệm được từ 5% đến 10% điện năng nhé.
3.5 Giải trí
Giải trí giúp tinh thần thư thái, sảng khoái để tái tạo lại năng lượng. Nhưng không vì thế mà bạn sẽ chi tiền thoải mái cho nó. Bạn cần tính toán kỹ lưỡng xem nên ăn gì? Chơi gì? Ở đâu? Số tiền dự định chi là bao nhiêu. Đừng quá phung phí cho những hoạt động giải trí, xả Stress để ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của gia đình.
4. Xây dựng thói quen tiết kiệm từ nhỏ
Việc xây dựng cho con thói quen tiết kiệm từ nhỏ sẽ giúp con hình thành được tư duy tài chính cũng như tạo thói quen tự tiết kiệm. Ba mẹ có thể tham khảo cách làm của người Nhật như sau: Người Nhật cho con tự quản lý tiền từ nhỏ bằng cách cho con một khoản tiền vừa đủ để con tự quyết định mình phải sử dụng như thế nào, phân bổ tiền sao cho hợp lý nhất và vẫn có tiền tiết kiệm cất đi.
5. Gửi tiết kiệm ngân hàng
Theo thống kê mới nhất từ các tổ chức tài chính hiện nay, xu hướng gửi tiết kiệm ngân hàng của người Nhật cao nhất thế giới, dao động trong khoảng từ 17 đến 20%. Cũng chính nhờ nguồn tiết kiệm dồi dào này mà đã giúp chính phủ có nguồn vốn lớn để kiến tạo đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức quản lý tài chính an toàn và có khả năng sinh lời cao, giúp bạn nhanh chóng đạt đến cảnh giới tự chủ tại chính trong tương lai. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm thì có thể tham khảo gói tiết kiệm Ong Vàng của MSB với các ưu đãi như:
- Định kỳ gửi góp nhiều lần trong suốt kỳ hạn gửi.
- Sở hữu sổ tiết kiệm ngay cả khi số tiền gửi không cao.
- Lãi suất gửi tiết kiệm lên đến 5.0%/ năm.
- Được sử dụng để xác nhận khả năng tài chính cho bản thân hoặc thân nhân đi du lịch, học tập… ở nước ngoài.
- Được chuyển nhượng, cầm cố… sổ tiết kiệm để vay vốn tại MSB với lãi suất ưu đãi hoặc yêu cầu MSB phong tỏa tài khoản Tiết kiệm Ong vàng và xác nhận số dư để vay vốn tại các ngân hàng khác.
- Số tiền gửi tối thiểu: 1.000.000 VND/ 100 USD
- Khách hàng được phép rút trước hạn và hưởng lãi suất không kỳ hạn.
- Gửi và tất toán tại điểm giao dịch mở thẻ tiết kiệm của MSB/Tất toán thẻ tiết kiệm tại bất kỳ ĐVKD nào thuộc mạng lưới hoạt động của MSB.
- Kỳ hạn linh động 3-13,15,18, 24, 36 tháng.
Hình thành được thói quen quản lý tài chính sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được sự tự do tài chính cá nhân trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ về cách tiết kiệm tiền của người Nhật bằng hai phương pháp Kakeibo và KonMari sẽ giúp bạn học hỏi và áp dụng hiệu quả và thực tế của mình. Đừng quên cập nhật các thông tin liên quan đến quản lý tài chính được MSB chia sẻ trên website nhé.